26 thg 3, 2009

ĐƯỜNG NĂM - DẤU ẤN LỊCH SỬ


Đùng ….Đùng….hai quả đạn 105 nổ rền vang cả xóm. Chỉ cần nhích thêm hai mét nữa ngôi nhà của tôi sẽ tan tành mây khói . Mảnh đạn bay cắt ngang tiện dứt hai nhánh dừa rớt xuống mặt nội . Tai bà điếc đặt lớn tiếng :
- Đứa nào hả bay ? Thằng Bình hay thằng Tường .Không ai trả lời. Chỉ có gió của hàng tre xào xạt . Gần tàn cuộc chiến tranh nội tôi vẫn vậy. Bám trụ giữ làng không rời bước, cho dù bom đạn có nã xuống trên đầu . Hai mươi phút sau, từ Gò Đu tôi lao thẳng về , nội đang ăn cơm trưa, tỉnh queo . Hai hố đại bác sâu hoắm, vườn chuối ngã rạp, tanh bành . Bức vách nhà bằng đất lủng lỗ chi chít. Mái tranh tốc ngược vệt dài . Tôi đứng nhìn dửng dưng , người gai lên từng đợt, từng đợt , rùng mình . Sự sống và cái chết chỉ nằm trong gang tấc.
- Nội ! Canh nông nổ sau hè nhà mình, bà không nghe sao ? Tôi quăng chiếc mũ nilon hiệu con gà trống xuống đất, ngồi bệch trên thềm.
- Mồ tổ cha mày ! Tao có nghe canh nông, canh niếc gì đâu. Ăn cơm đi con . Bà với lấy chén bới cơm.
- Mẹ nói sắp có đánh lớn ở Phú Diễn, Hòn Kén , hay Núi Đất gì đó, nội nên ra đồng với bà con .Ở làng nguy hiểm lắm.
- Con đi đi, chân nội yếu lắm . Bom đạn tiếc gì thân già này !
Vừa dứt lời. Bùm …quả cối 81 nổ tung chuồng bò bác Hai Mưa. Tôi nắm tay nội chạy vọt ra sân, qua đám đất khỏi khu vườn, dấp cây sắn ngã sấp. Lại một quả cối 81 nổ ngay cạnh cái giếng nhà .Vì cự ly quá gần, tai ù lên ong ong, tóc dựng ngược. Tôi và nội chạy ra khỏi xóm, trên bầu trời chiếc L.19 lượn lờ , dòm ngó…
Gò Đu . Lều, nhà tạm của dân làng chạy giặc dựng lên lỏng chỏng để che nắng, che mưa san sát . Hơn năm giờ chiều, tiếng súng ở hướng Phú Diễn dứt hẳn . Húp vội ba chén cháo trắng gạo ba thóc thơm mùi rau đắng . Tôi và mẹ về nhà, nội ở lại coi trại với thằng em ruột . Quần nhau với đám lính nguy quân thuộc tiểu đoàn 10 của thiếu tá Minh, có ba đồng chí ở huyện đội Tuy Hoà bị trọng thương , các anh dùng cán cột võng khiêng đi ngang qua nhà . Họ rên rỉ dữ quá . Mẹ lục lọi trong chiếc tủ ván ép còn lọ kháng sinh và chai thuốc tím, chạy theo tặng các anh bộ đội để chữa trị cho đồng đội.
Tối, chị ruột và anh rể tôi từ ban tài mậu tỉnh uỷ ung dung xuất hiện tại nhà . Chị mặc áo bà ba chít sát nách, đội mũ tai bèo, vai đeo khẩu AK rất oách . Anh rể mặc bộ quân phuc xanh rộng thùng thình, thân gầy tong teo. Mẹ ôm chị khóc ngon lành . Tôi lăn xăng cứ theo rờ khẩu súng thích thú . Trò chuyện suốt đêm, mờ đất anh chị đi khỏi. Tôi nghe loáng thoáng lời anh rể trên khắp các chiến trường đều đồng loạt tổng tiến công . Bộ đội chủ lực cuả ta đang bao vây Tây nguyên . Đất nước sắp được giải phóng …
Đêm 19/3/1975 ,khoảng ba giờ sáng. Đang say giấc, tiếng súng nổ dữ dội vọng lại. Mẹ dậy mở cửa ra sân . Tôi dụi mắt, ngái ngủ bước theo. Súng, pháo hướng Cầu Cháy liên tục rền rã. Trên bầu trời hoả châu rực sáng . Hai chiếc HU-IA có gắn chữ thập cứu thương, bay lượn quần quật . Bác Hai Mưa , ông Hai Ở, chú Năm Rau kéo đến đứng chật sân, nói cười rôm rả . Nội tôi cũng liếng thoắng không kém gì họ. Đánh đấm sướng quá ! Đồn Cầu Cháy tiêu rồi . Bàn luận mãi chán chê đến năm giờ sáng tiếng súng im bặt…
Nghĩ đến đất nước sắp được giải phóng, tôi cũng vui mừng không kém gì mẹ ,cho dù tôi mới vừa tròn mười bốn tuổi, cái tuổi cũng chưa đủ lớn để nhìn nhận chiến tranh là gì. Nhưng đã từng chứng kiến cảnh bom đạn tàn phá,bọn giặc càn quét, giết cướp và thừa hưởng gien của người bố đã cho tôi cái tính gan lì, bặm trợn .

Quân đôị việt nam cộng hoà sau khi thất thủ tây nguyên. Đã tung tin bịa đặt “ Việt cộng vào Buôn mê Thuột sẽ tàn sát dân lành ” báo hại dân tình đâm đầu di tản, chạy loạn và nơi họ đổ về là đường Năm và đường Bảy - đến Tuy Hoà – Phú Yên.
Sau hai ngày 26 và 27 tháng 3 năm 1975 sư đoàn 320 bộ đội chủ lực của ta cùng với quân, dân địa phương chặn đánh đám tàn quân thất trận không còn manh giáp. Tối ngày 28/3/1975 tôi ,mẹ , bác Năm Rau , chú Năm Đạm , ông bà Bảy Long, anh Bình, anh Tân…và một số người khác trong xóm cùng nhau đến đường Năm để lượm đồ và kiếm vàng. Đi ban ngày sợ máy bay thả bom.
Xuất phát lúc mười giờ đêm. Từ nhà tôi làng Vinh Ba đến địa điểm Thôn Mỹ Thạnh Tây đâu chừng bảy cây số, vậy mà mất hết hai giờ đồng hồ . Dọc đường Năm có một dòng kênh chảy song hành.. Xác người chết trôi nổi bồng bềnh . Trên quang lộ đủ các loại xe nằm rải rác. Người đi lượm đồ gọi nhau í ới. Một giờ sáng những người trong nhóm dừng lại khu vực chính, bãi chiến trường .Trước cửa ngôi trường năm gian, không còn lối đi . Hàng hoá, xe pháo, tài sản, vật dụng tư trang, xác chết dày đặc đổ xuống, kể cả dòng kênh cũng tắc nghẽn . Ai thích gì lấy nấy. Trời thì tối nên phải dùng tay rà, sờ sẫm từng thứ xác định . Người hiểu biết, tham lam tìm vàng, người thực dụng lấy quần áo, đầu máy may, vải . Người thích chơi ngông dắt xe máy 67, 72 …Tôi còn trẻ mê mẩn trước hàng tá bút máy Pilot, mặt đồng hồ senko Nhật và radio bán dẫn. Không thể tưởng tượng, lính chết sắp hàng dọc ngang như cá ,dân vô kể. Chết bom đạn ít, đói khát thì nhiều . Bàn tay tôi chạm phải một số thân xác còn nguyên . Không rùng mình, chả sợ , thậm chí còn sục sạo . Có cắp vợ chồng bị trọng thương , hơi thở thoi thóp xin cứu mạng .Chúng tôi lắc đầu bất lực . Một bà già nằm trên chiếc xe GMC rên rỉ cho miếng nước, bà cho vàng . Anh Bình vào nhà dân dùng gàu múc nước giếng cho uống đỡ. Uống xong tắt thở, Bình mò rút trên ngón tay bà ta chiếc nhẫn hai chỉ.

Càng về khuya sương càng xuống lạnh. Ngồi nghỉ tạm trên nền đá xi măng chiếc ga nước dòng kênh. Mọi người cười ngất khi chú Năm Đạm dắt chiếc xe hon da 72 không bình xăng và cái máy đánh chữ bóng loáng. Bà Bảy Long khệ nệ bao tải to tướng hỏi thứ gì, té ra bao đậu phụng khô . Anh Tân đeo hai vai, hai chiếc mảy ảnh lắc qua lắc laị như một nhà nhiếp ảnh lâu đời, tay cầm khẩu col 45 dương dương tự đắc. Bác Năm Rau yêu cầu anh vức của nợ ấy đi . Tân lưỡng lự rồi quăng đùng xuống kênh tỏ vẻ tiếc rẻ. Chiếc bao của tôi lỉnh kỉnh nhiều thứ, nặng trịch . Bàn qua tính lại, nói chuyện tầm phào phút chốc hừng đông ló dạng.
Mờ đất tôi và anh Bình không theo đường cũ, đạp tắt băng đồng qua hướng Núi Đất về làng Đông Thiền . Trên triền đồi xác lính dù chết nằm còng queo, từng cụm, từng cụm. Tốp ba tên, năm tên, chín tên… Có nhiều gương mặt còn non choẹt, mắt trừng trừng mở to.Hình như họ chết không nhắm mắt, bỡi cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dựng lên . Chần chừ giây phút tôi rùng mình, vô cảm. Mồ hôi vã ra khi tôi cố vác chiếc bao nặng, quá sức đi tiếp. Đang hì hục bước lên khu gò mả, thình lình anh Bình quay lại, tôi sấn tới . Trời đất, trước mặt tôi, một cặp vợ chồng nằm chết mới tinh. Mình đầy thương tích, quần áo tả tơi. Bênh cạnh đứa con ước chừng hai tuổi mũm mĩm, đẹp tựa thiên thần. Hình như đứa trẻ còn sống . Tôi và Bình đến bên cạnh ngồi xuống, cu cậu còn thở, sờ thử mình vẫn nóng . Lưỡng lự, suy tính Bình bảo tôi ngắt vài tàu lá chuối che nắng cho thằng nhỏ. Anh dùng tay vốc đỡ một ít nước trong ở ruộng lúa, nhỏ vào miệng . Đôi mắt thơ ngây cựa quậy đâu chừng mười phút, rồi tắt thở trong yên bình. Bỗng dưng tôi và Bình thẫn thờ, thừ người ngồi bệt ra đất tiếc nuối một hình hài sinh linh bé bỏng. Đứa trẻ thật tội nghiệp, tôi lẩm bẩm . Bình vào làng kiếm đâu được chiếc xẻn và cái cuốc, hai anh em hì hục đào hố chôn tạm ba người . Loay hoay, quần quật cho xong ngôi mộ trời đứng trưa , tôi và anh Bình mới rời bước về nhà…
Sáng hôm sau 29/3/1975 toàn bộ dân làng Vinh Ba dồn hết hướng Gò Đu – Tám giờ sáng ,tôi nhìn trên cánh đồng miếu Thành Hoàng thuộc làng Phước Thành Đông, dân chạy loạn phía đường Bảy dồn sang . Mặt trời phía đông lên cao khỏi đầu người đỏ như màu máu . Phần gốc rạ của cánh đồng lúa vừa gặt xong trải dài vàng rực. Phía tây bắc xa xa trên đồi cát Ghềnh Bà, xe lội nước của địch từ đèo Dinh Ông băng sông Ba vượt sang trườn lúc nhúc, chậm rãi như những chú Rùa đi trong nắng . Đoàn xe địch qua khỏi đồi cát ngất đầu lên đường Năm-khu làng Mỹ Thạnh Đông, pháo của ta tập trung dội vào như bão lửa , chặn đứng bước tiến . Địch bị đánh bật trở lại, nằm rạp hai bên bờ kênh nghe ngóng .Tầm nhìn xa quá , tôi không thể thấy hết mọi chi tiết. Phía hàng tre dọc mé sông Ba đến làng Phước Thịnh, Tiểu đoàn 86 khép kín các ngả đường. Địch không còn lối thoát, gọi máy bay ném bom hỗ trợ. Hai chiếc F5 lao lên như xé gió. Tiếng động cơ gầm rú, rít vang bầu trời Phước Thành , Phước Thịnh .Mẹ réo gọi tôi, bảo nằm xuống . Bom nổ ùng –oàng khắp xóm làng, đồng ruộng .Đoàn người và xe tiếp tục tiến về phía Phú Thứ.
Chiều 30/3/1975 dân làng chạy giặc, gồng gánh lũ lượt kéo nhau về . Trưa ngày 1/4/1975 Phú Yên hoàn toàn giải phóng . Tôi nhảy cẫng lên hét : Từ nay không còn bom đạn nữa rồi - sướng quá trời ơi . Đúng là trẻ con.Vừa lúc đó anh trai tôi tên Hoàng làm thuê ở Thị xã Tuy Hoà trở về, lù lù xuất hiện với mái tóc dài quá vai, bồm xồm .Mẹ và nội hồ hởi nắm tay chân anh , sờ nắn và yêu cầu trước tiên cắt mái tóc ngay. Vì là truyền thống gia đình cách mạng, ba tôi liệt sĩ hy sinh năm 1970. Để khỏi phụ lòng hương hồn ông, hôm sau mẹ tôi dẫn anh Hoàng xuống trụ sở xã Hoà Đồng cho tham gia đội võ trang xã.
Cuộc đời niên thiếu của tôi đi qua cuộc chiến tranh như trong chớp mắt .Hơn ba mươi năm trôi qua, kể từ tháng ba năm ấy. Bây giờ đã trưởng thành,mỗi khi nghĩ lại mới nhận ra một điều rằng : Chiến tranh thật khốc liệt và tàn nhẫn .Cuộc chiến nào cũng phải có kẻ thắng người thua . Người tham gia trận mạc tất nhiên phải đổ máu, ngã xuống . Chỉ tiếc thương cho dân lành, vô tội. Họ là người mất mát nhiều nhất. Chiến tranh đã đẩy tài sản ,cơ nghiệp mất trắng. Gia đình con cái chia lìa.Họ tộc, xóm làng quê hương, cội rễ , tổ tiên ly tán . Đau thương tràn ngập. Đường Năm – dâu sấn lịch sử . Đường Năm nỗi kinh hoàng, là mồ chôn đám binh lính, sĩ quan nguỵ quyền Sài Gòn, nghìn lần nguyền rủa những kẻ thất trận, trước khi giãy chết còn đưa tin, đẩy dân vào cảnh loạn lạc, đầu rơi, máu chảy .Thật hạnh phúc biết bao khi trên thế giới này chỉ có hoà bình . Cầu mong chiến tranh mãi mãi chấm dứt .Hoà bình luôn đến cho mọi người, mọi nhà.


22 thg 3, 2009

ĐẤT SƯƠNG


Đêm 19/3 tiết trời se lạnh , màng đêm mênh mông trài rộng, chi chít lấp lánh ánh sao. Đi về phía đồng bằng xa hun hút, đen ngòm. Lợi thoăn thoắt nhanh như Sóc.Thỉnh thoảng phải dừng lại chờ các đồng chí phía sau. Thật buồn cười, chiều nay ban chỉ huy tiểu đoàn cắt Tân lùn ở lại không được tham gia trận đánh giải phóng quê nhà, làm cậu ta ấm ức đến rơi nước mắt. Nghĩ tội ! Tiểu đội trinh sát cựu trào, có năm đứa, bốn nam một nữ vào sinh ra tử sống chết có nhau. Mỗi đứa một tính cách, thương nhau hết mực. Thiếu Tân cảm thấy buồn, nhưng nhiệm vụ thượng cấp quyết phải chấp hành.Tân ngậm ngùi tiễn đồng đội. Cả nhóm bịn rịn không muốn rời bước. Lợi đi mà tâm cảm áy náy không yên. Đuổi kịp Lợi, Thạnh “rùa ”xin điếu thuốc lá châm lửa đốt, rít hơi dài chép miệng :
- Hết chiến tranh mày làm gì hả Lợi ?
- Phải học kiếm cái chữ đã – tính sau . Dốt không thể làm gì được. Lợi xốc lại đây lưng tạc đạn. Còn mày ?
- Tớ à ! Lấy vợ, làm ruộng, sinh con vui thú điền viên . Học hành ngán ngẩm lắm ! Thạnh xuê xoa.
- Con Nga ở ban tài mậu cậu định bỏ à ? Lợi vò mạnh hai bàn tay cho ấm.
- Chia tay rồi, cách đây mấy hôm. Nàng ẻo lả quá ! Mẹ mình nghiêm lắm, không thể chấp nhận tính cô ta. Thạnh quẳng chiếc tàn thuốc, phân bua lắc đầu hối tiếc.
- Cậu không thấy buồn ư ?
- Buồn ! Buồn thúi ruột, nhưng biết làm sao được. Nàng cũng nức nở dữ lắm. Nhưng mình mạnh dạn, kiên quyết, dứt khoát. Dứt như như chuẩn bị sắp vào trận đánh. Thạnh pha chút hài hước.
- Nga ở xã nào nhỉ ? Lợi hỏi Thạnh xa xôi .
-“Bông bí ”! Thạnh ngắn gọn khô khốc .
-“Bông bí”làm sao nấu với “Nhái ”, cô cậu chia tay là phải. Cả hai hiểu ý cùng cười, chia xẻ nỗi niềm.
- Thạnh thắc mắc : Không biết ngày trước, ông cha ta vì lý do nào đó gán cho mỗi xã kèm theo tên phụ thật ngộ nghĩnh.Tức nhưng đáo để, đặc trưng cho từng vùng đất. Nào là “ Hoà chuột” tức Hoà Đồng ; nào là “Hoà đế ”- Hoà Phong ; rồi đến “ quần đùi ”- Hoà Thịnh ; “Đập đít ”-Hoà Xuân ; “Sắn lùi ”- Hoà Mỹ…Hồi còn ở quê đánh nhau với đám trẻ khác xã cũng vì những lời miệt thị đó…
Chuyện còn dài, say sưa hết thứ này đến thứ khác. Lợi, Thạnh dừng lại bên bờ suối . Dung nhí và Thông “ruồi ”đuổi kịp. Mùa khô nước suối cạn, chảy róc rách- lạnh như tiền. Họ xắn quần lội nhanh. Lợi bấm đèn pin xem đồng hồ. Đây là đoạn đường mất an toàn. Bí mật âm thanh tuyệt đối. Không ai hỏi, nói một lời. Mệnh lệnh ban hành . Họ chậm rãi di chuyển. Đội hình cách nhau hai mươi mét từng người một. Đồng ruộng thoang thoảng mùi cỏ cháy. Từng luống cày thẳng tắp , đất mới lật lên còn vương mùi rạ, bốc hơi. Sương đêm rơi dày, mờ mịt. Bên ngoài thấm lạnh. Bên trong ai cũng hồi hộp, chờ đợi, nóng ran. Mắt vẫn căng về phía mục tiêu. Có đoạn nằm rạp xuống vì pháo sáng của địch bắn lên ở tầm xa…
Hai giờ sáng, tiểu đội trinh sát dừng bên mép hàng rào phía tây cứ điểm Cầu Cháy.Luồn qua hết mười hai lớp hàng rào kem gai dày đặc,Dung đạp phải quả pháo sáng làm nổ, toả cả một vùng. Bọn địch bắn loạt đạn vu vơ, cầm chừng, xem xét động tĩnh. Nằm nín thở chờ ánh sáng tắt, Lợi cú đầu Dung nói khẽ :
- Sắp hết chiến tranh rồi nghen cưng ! Sơ suất là mất mạng như chơi. Dung biết lỗi, nín thinh không đáp lại. Cả nhóm hội ý . Thạnh, Thông vòng bên phải. Lợi, Dung vòng bên trái . Cứ điểm khá rộng . Phía bắc giáp đồng ruộng . Phía đông cách quãng đồng là làng Phú Diễn. Phía nam vòng lên hết phía tây bao bọc bởi con suối sâu, nằm kề làng Phú Thuận.Giữa cứ điểm con đường liên xã,huyết mạch. Bọn địch chặn hai đầu, hàng ngày kiểm tra người của các xã qua lại.
Khu quân sự trại lính, chiến luỹ, lô cốt hầu như tập trung gần phía đông cứ điểm. Các lỗ châu mai lặng như tờ. Một vài tên lính trực đêm ngủ gà,ngủ gật. Thạnh –Thông kiểm tra lần cuối, dùng ám hiệu gọi rút. Ba giờ, tất cả tập trung điểm hẹn.Họ đi qua đường cầu Cây Sanh. Chó sủa râm ran, từ phía nhà dân. Trước giờ dự kiến các anh đã có mặt tại nhà cụ thân sinh đồng chí Năm Hoà - Thường vụ tỉnh uỷ, nơi ban chỉ huy tiểu đoàn đặt điểm mở màn và chỉ đạo chiến dịch trận đánh.
Ban chỉ đầy đủ, khẩn trương triển khai theo kế hoạch. Đặt tấm bản đồ lên bàn,đèn măng sông rực sáng. Tiểu đoàn trưởng Thục dùng bút bi đỏ vòng tròn các vị trí địch án quân. Anh chỉ theo đường tiến nói :
- B1 và B4 đánh vào hướng đông nam , B3 và B5 đánh từ hướng tây và tây nam, đề phòng địch tháo chạy về phía bắc theo trục đường liên xã. Ta bố trí một tiểu đội cùng với lực lượng địa phương chặn đường rút, truy kích không để tên nào sống sót.
Tập thể nhất trí . Phương án, đội hình, chiến thuật phổ biến nhanh đến các B. Đúng giờ G vào cuộc. Tiểu đội trinh sát cắt hai nhóm. Lợi – Dung dẫn đường cánh quân B1, B4. Thạnh – Thông ở lại cùng với B3,B5. Lợi bắt tay từng đồng chí trong ban chỉ huy rồi vội vã rời khỏi ngôi nhà. Dung không kịp chuẩn bị chạy theo níu áo Lợi. Hết hàng dâm bụt, bứt khỏi luỹ tre, Lợi –Dung gặp quân ta rậm rịch, nguỵ trang khí thế chờ lệnh.
Đêm trôi đi chậm. Cỏ cây hoa lá cùng người dân làng Phú Thuận thức suốt không ngủ. Lợi bâng khuâng nghĩ tới hạnh phúc, cuộc sống ngày mai. Anh đi như trôi trong mê cung . Dung theo không kịp cứ cằn nhằn gọi với. B trưởng B1 và B4 ngồi bên cây đèn dầu heo hút trong một ngôi nhà nhỏ cùng với hai chiếc máy điện thoại từ thạch cũ kỹ. Họ đốt thuốc lá liên tục. Tiểu đội thông tin đi hơn nửa giờ, liên lạc vẫn chưa nối được. Các anh nóng như thiêu đốt . Định đứng dậy bước ra sân, Lợi-Dung xuất hiện cùng lúc chuông điện thoại đổ liên hồi. Cầm dây máy nói chuyện vài phút với ban chỉ huy tiểu đoàn, các anh chuyển sang liên lạc với các B. Đường dây thông suốt . B1, B4 triển khai đội hình chiến đâu, ém quân sát lòng suối.
Lợi cùng với một số đồng chí đi lại vài chục lần khúc suối mà tiến quân phải qua. Đoạn này nước hơi sâu, vả lại lau lách mọc um tùm, địa thế hiểm trở, cần phải dọn sạch kẽm gai, mở lối mới vào nhanh được. Dung nhí tuy nhỏ người , vẫn nhanh nhẹn, tháo vát như con thoi . Chị vào ra trinh sát đồn giặc như đi chợ. Lần này chị cẩn thận mò mẫm cắt từng đưòng dây kẽm gai vướng víu trong yên lặng…
Báo cáo của lực lượng trinh sát, cứ điểm Cầu Cháy địch không đáng ngại. Cán cân lực lượng giữa ta và địch lệch hẳn. Ở một vài chiến trường địch cầm cự yếu ớt.Số phận cứ điểm này chẳng khác gì nơi khác. Tâm lý bọn chúng cực kỳ hoang mang, nhưng ban chỉ huy vẫn phải theo phương án phòng thủ tuyệt đối, không chủ quan khinh suất. Thục xem đồng hồ, kim chỉ bốn giờ. Anh lệnh tiểu đoàn phát quả pháo vào cứ điểm, mở màn trận đánh…
Đùng…tiếng nổ vỡ oà, xé màn đêm. Cánh quân B3,B5 tiến lên như vũ bão. B40, DKZ dội xuống hùng hục khói lửa mịt mù. Hàng loạt vòng dây kẽm gai hất tung lên, cuộn tròn, chảy nóng bỏng. Từng tràng RBD, AK quét xối xả liên hồi .Bọn địch bắn quá nhiều pháo sáng, soi rõ cả một cùng không gian bầu trời cứ điểm. Nhìn từ mặt đất,địa hình địa vật cách nhau vài mét không thể xác định, vì sương rơi dày như tuyết bao phủ, trắng xoá. Địch chống trả quyết liệt. Hai khẩu trung liên, nằm ở hai lỗ châu mai quét về hướng tây rát quá, làm khựng lại đường tiến của B5. Thạnh – Thông bò từng đoạn, từng đoạn áp sát để nhổ cái gai cho đồng đội.
Mặt trận hướng đông nam, sua đợt pháo mở màng dữ dội, họ chuyển sang dùng AK, lựu đạn đánh thục vào mạng sườn, nhưng không thể tiến lên được. Cứ vài phút DKZ thổi bùng rồi tắt lịm.Địch ngoan cố hơn ta tưởng.Lợi bò vào sâu thêm, gặp dung đang quay ngược trở ra nhăn nhó :
- Lợi ! Sao em đau bụng dữ quá, không thể chịu đựng hơn nữa ! Cố thể em bị ruột thừa.
- Mẹ kiếp ! Lợi lầm bầm . Đang đánh đấm ngon lành, hết ngày đau hay sao lại đau lúc này khổ không kia chứ. Nhìn Dung quằn quại, Lợi xót xa bồng cô ra tuyến sau cho y tá săn sóc, chích thuốc giảm đau, anh tiếp tục trở lại đội hình chiến đấu.
*****************
Hai quả bộc phá nổ tung, đánh sập lô cốt dập tắt hoả tuyến của địch. Thạnh rướn người về phía trước khi viên đạn xuyên qua vai. Thông nhào tới dìu Thạnh chờ đồng đội hỗ trợ. Địch thất thủ gọi hai chiếc HU-IA màu trắng lượn quần quật, cấp cứu chở bọn sĩ quan tẩu thoát, nhưng chúng không hạ cánh xuống được. Một số tên gục chết, một số ra hàng . Tiếng hô xung phong vang dậy cả cứ điểm. B3, B5 đã làm chủ trận địa.
Chưa kịp chấn chỉnh đội hình, báo cáo diễn biến, kết quả trận đánh. Cối 81, B40, B41, DKZ lẫn lộn từ hướng đông nam thổi vào dữ dội, liên tục hơn trước. Thông đặt Thạnh trong lô cốt địch, băng bó vết thương cho anh , cùng với một số chiến sĩ khác. Danh B trưởng B5 nói như hét vào máy :
- B1, B4 đâu ? B1, B4 đâu ?
- B1 nghe đây ! B1 nghe đây ! Danh chưa kịp trả lời, một quả đạn nổ đâu đó chặt đứt đường dây, máy câm như hến. Anh quẳng ống nghe,nhào ra hầm trú ẩn. Trước khi nối liên lạc trở lại, pháo hạng nhẹ của B1,B4 dội xuống đầu B3,B5 không còn manh giáp.
- Danh chửi thề qua ống nghe : Tiên sư các ông ! Ngủ gục hay sao, chậm như rùa. Đánh đấm cái con mẹ gì, nướng quân hết rồi có hiểu không ?
- Xin lỗi các đồng chí ! Sương rơi dày quá, không thấy gì cả. Các anh chiếm cứ điểm rồi hả ?
- Vâng ! Danh bực mình dập máy, quay sang báo cáo với ban chỉ huy chiến dịch.
Bốn giờ năm mươi phút, Cầu Cháy hoàn toàn giải phóng. Ban chỉ huy tiểu đoàn thị sát, kiểm tra trận địa một lượt, thu chiến lợi phẩm rồi lệnh rút quân. B4 giữ lại bảo vệ cứ điểm . Thạnh bị vết đạn đâm thủng phổi, máu ra nhiều kiệt sức. Anh tắt thở trong vòng tay Thông mắt vẫn mơ màng như ngủ. Lợi đứng bên cạnh điếng người, sững sờ đau đớn . Anh báo tin Dung nhí hy sinh vì mảnh đạn cối của địch bắn lệch trận địa trong khi cơn đau bụng vẫn còn âm ỉ, chưa dứt. Thông không tin vào tai mình , mắt mờ dần trong đêm tối. Anh khuỵ xuống, đứng lên chạy thục mạng về phía đồng ruộng nơi Dung nằm. Thông – Dung người cùng xã yêu nhau từ lâu lắm. Họ không hề nói nhưng tiểu đội ai cũng biết. Ngồi bên Dung, Thông sửa lại mái tóc,vuốt lòng bàn tay người yêu. Mắt ráo hoảnh, nhưng con tim tan nát, xé lòng. Thạnh được Lợi bồng đến đặt canh Dung. Tân Lùn nghe tin dữ, anh khóc nấc như trẻ con mất mẹ. Đồng đội tiếc thương nhưng không thể ở lại lâu hơn.
Sương tan hoà cùng đất ! Khi người sinh ra từ đất. Chết đi gửi gấm cho lòng đất . Lợi – Thông nhìn xuyên màng đêm thì thầm trong vô cảm. Các anh ngửa lòng bàn tay ngoài không gian, hứng từng giọt sương rơi đọng lại, tan ra như những giọt nước mắt khóc cho chính mình. Khóc cho anh em, bè ban, đồng đội. Đi suốt cuộc chiến tranh không lần vấp ngã. Sắp đến ngày đất nước giải phóng, gia đình đoàn tụ, họ lại ngã xuống khi tuổi xuân còn đang phơi phới. Bao dự định cuộc đời đành vĩnh viễn nằm lại trong tiềm thức vô danh. Hạnh phúc cho đất nước, thay cho hạnh phúc riêng tư. Thạnh – Dung nằm đó, đồng đội ngã mũ chào. Họ quỳ xuống vung nắm đất tiễn biệt, vuốt mặt đầy sương. Đất sương hoà quyện, mang hương vị mằn mặn trên môi, nghe hơi thở từ trong lòng đất của những con người biết hy sinh cho tổ quốc…

9 thg 3, 2009

KỂ VỀ MỘT CHUYẾN ĐI

Biết mấy đau thương? Thứ Ba, 3/3/2009, 13:41 (GMT+7)
(Bài dự thi -kể về một chuyến đi trên báo thể thao- văn hoá)


Cứ sắp đến ngày giải phóng Phú Yên và ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng tôi lại trầm ngâm, tưởng nhớ bao điều. Đặc biệt luôn khắc sâu một chuyến đi đêm để đời. Ngày ấy tôi vừa tròn 14 tuổi, cái tuổi cũng chưa đủ lớn để nhìn nhận chiến tranh là gì. Nhưng đã từng chứng kiến cảnh bom đạn tàn phá, bọn giặc càn quét, giết cướp và thừa hưởng gien của người bố đã cho tôi cái tính gan lì, bặm trợn.
Quân đôị Việt Nam cộng hoà sau khi thất thủ Tây Nguyên. Đã tung tin bịa đặt “ Việt cộng vào Buôn Mê Thuột sẽ tàn sát dân lành ” báo hại dân tình đâm đầu di tản, chạy loạn và nơi họ đổ về là đường Năm và đường Bảy - đến Tuy Hoà – Phú Yên.
Sau hai ngày 26 và 27/3/1975 sư đoàn 320 bộ đội chủ lực của ta cùng với quân, dân địa phương chặn đánh đám tàn quân thất trận không còn manh giáp. Tối ngày 29/3/1975 bất chấp gia đình can ngăn, tôi cùng một số người trong xóm lặn lội khu vực đường Năm để lượm đồ và kiếm vàng.
Xuất phát lúc mười giờ đêm. Từ nhà tôi làng Vinh Ba đến địa điểm thôn Mỹ Thạnh Tây đâu chừng bảy cây số, vậy mà mất hết hai giờ đồng hồ . Dọc đường 5 có một dòng kênh chảy song hành.. Xác người chết trôi nổi bồng bềnh . Trên quang lộ đủ các loại xe nằm rải rác. Người đi lượm đồ gọi nhau í ới. Một giờ sáng những người trong nhóm dừng lại khu vực chính, bãi chiến trường .Trước cửa ngôi trường năm gian, không còn lối đi . Hàng hoá, xe pháo, tài sản, vật dụng tư trang, xác chết dày đặc đổ xuống, kể cả dòng kênh cũng tắc nghẽn . Ai thích gì thì nấy. Trời thì tối nên phải dùng tay rà, sờ sẫm từng thứ xác định . Người hiểu biết, tham lam tìm vàng, người thực dụng lấy quần áo, đầu máy may, vải . Người thích chơi ngông dắt xe máy 67, 72 …Tôi còn trẻ mê mẩn trước hàng tá bút máy Pilot, mặt đồng hồ Senko Nhật và Radio bán dẫn. Không thể tưởng tượng, lính chết sắp hàng dọc ngang như cá, dân vô kể. Chết bom đạn ít, đói khát thì nhiều . Bàn tay tôi chạm phải một số thân xác còn nguyên . Không rùng mình, chả sợ , thậm chí còn sục sạo, đạp lên xác người mà đi . Có cặp vợ chồng bị trọng thương, hơi thở thoi thóp xin cứu mạng. Chúng tôi lắc đầu bất lực. Một bà già nằm trên chiếc xe GMC rên rỉ cho miếng nước, bà cho vàng. Anh Bình cùng đi vào giếng nhà dân dùng gàu múc nước cho uống đỡ. Uống xong tắt thở, Bình mò rút trên ngón tay bà chiếc nhẫn hai chỉ.
Càng về khuya sương càng xuống lạnh. Ngồi nghỉ tạm trên nền đá xi măng chiếc ga nước dòng kênh. Mọi người cười ngất khi chú Năm Đạm dắt chiếc xe hon da 72 không bình xăng và cái máy đánh chữ bóng loáng. Bà Bảy Long khệ nệ bao tải to tướng hỏi thứ gì, té ra bao đậu phụ khô . Anh Tân đeo hai vai, hai chiếc mảy ảnh lắc qua lắc laị như một nhà nhiếp ảnh lâu đời, tay cầm khẩu col 45 dương dương tự đắc. Bác Sáu Cúc yêu cầu anh vứt của nợ ấy đi . Tân lưỡng lự rồi quăng đùng xuống kênh tỏ vẻ tiếc rẻ. Chiếc bao của tôi lỉnh kỉnh nhiều thứ, nặng trịch . Bàn qua tính lại, nói chuyện tầm phào phút chốc hừng đông ló dạng.
Mờ đất tôi và anh Bình không theo đường cũ, đạp tắt băng đồng qua hướng Núi Đất về làng Đông Thiền . Trên triền đồi xác lính dù chết nằm còng queo, từng cụm, từng cụm. Tốp ba tên, sáu tên, chín tên…Có nhiều gương mặt còn non choẹt, mắt trừng trừng mở to. Hình như họ chết không nhắm mắt, bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dựng lên. Chần chừ giây phút tôi rùng mình, vô cảm. Mồ hôi vã ra khi tôi cố vác chiếc bao nặng, quá sức đi tiếp. Đang hì hục bước lên khu gò mả, thình lình anh Bình quay lại, tôi sấn tới. Trời đất, trước mặt tôi, một cặp vợ chồng nằm chết mới tinh. Mình đầy thương tích, quần áo tả tơi. Bênh cạnh đứa con ước chừng hai tuổi mũm mĩm, đẹp tựa thiên thần. Hình như đứa trẻ còn sống. Tôi và Bình đến bên cạnh ngồi xuống, cu cậu còn thở, sờ người vẫn còn nóng. Lưỡng lự, suy tính Bình bảo tôi ngắt vài tàu lá chuối che nắng cho thằng nhỏ. Anh dùng tay vốc đỡ một ít nước trong ở ruộng lúa, nhỏ vào miệng. Đôi mắt thơ ngây cựa quậy đâu chừng mười phút, rồi tắt thở trong yên bình. Bỗng dưng tôi và Bình thẫn thờ, thừ người ngồi bệt ra đất tiếc nuối một hình hài sinh linh bé bỏng. Đứa trẻ thật tội nghiệp, tôi lẩm bẩm. Bình vào làng kiếm đâu được chiếc xẻn và cái cuốc, hai anh em hì hục đào hố chôn tạm ba người. Loay hoay, quần quật cho xong ngôi mộ. Đúng trưa , tôi và anh Bình mới rời bước về nhà…
Hơn ba mươi năm trôi qua, kể từ chuyến đi đêm ấy. Bây giờ đã trưởng thành,mỗi khi nghĩ lại mới nhận ra một điều rằng: Chiến tranh thật khốc liệt và tàn nhẫn. Cuộc chiến nào cũng phải có kẻ thắng người thua. Người tham gia trận mạc tất nhiên phải đổ máu, ngã xuống. Chỉ tiếc thương cho dân lành, vô tội. Họ là người mất mát nhiều nhất. Chiến tranh đã đẩy tài sản, cơ nghiệp mất trắng. Gia đình con cái chia lìa. Họ tộc, xóm làng quê hương, cội rễ , tổ tiên ly tán. Đau thương tràn ngập, cứ nhắm mắt lại người chết lại hiên ra. Đường 5 kinh hoàng, là mồ chôn đám binh lính, sĩ quan nguỵ quyền Sài Gòn, nghìn lần nguyền rủa những kẻ thất trận, trước khi giãy chết còn đưa tin, đẩy dân vào cảnh loạn lạc, đầu rơi, máu chảy. Thật hạnh phúc biết bao khi trên thế giới này chỉ có hoà bình . Cầu mong chiến tranh mãi mãi chấm dứt. Hoà bình luôn đến cho mọi người, mọi nhà.

5 thg 3, 2009

Bác Tám Nhạc - Chuyện bây giờ mới kể


Về xã Hoà Mỹ Đông - Huyện Tây hoà – Phú Yên hỏi bác Tám Nhạc người nào cũng biết . Từ già trẻ, lớn nhỏ, trai gái, thanh niên, phụ nữ họ chỉ lắc đầu cười bỡi thành tích hài hước của ông . Thuở thiếu thời, gia đình bác vất vả, đói khổ, phải đi đốt than kiếm sống . Mãi sau này làm ăn tích luỹ khá dần, rồi giàu có nhất vùng, nhà mở tiệm vàng trước chợ. Bác Tám lớn lên mặc sức hưởng thụ . Gia đình cho ăn học, không chịu, lại đi mê đờn cò ( đàn nhị )và thổi kèn đám hát, rồi hát tuồng cho nên cái tên Tám Nhạc bị chết từ đó. Bác Tám theo đám hát, mê tuồng (hát bộ ) như điếu đổ. Tính ông hay cà rỡn, khác người . Chuyện trái tai, gai mắt hổng kiếp thì chày cũng bị bác cho leo cây. Mẹ tôi kể rằng :
Trước năm 1975 đoàn tuồng Sanh Sửu đi lưu diễn các xã của huyện Tuy Hoà, bữa kia Thôn Phú Diễn – xã Hoà Đồng mời về hát hiến cho dân làng xem phấn khởi vì vừa được mùa .Ngày hôm đó dân mổ hai con heo tạ đãi cả đoàn một bữa ra trò. Tối đến họ diễn vở “ Tam hạ nam đàng ”. Bác Tám Nhạc đóng vai vua . Không biết ăn uống thế nào, bụng bác sôi réo ụng ục chẳng may rướn gân cổ hát, đít phẹt ra đầy quần . Đang ngồi trên ghế Bác Tám giật giọng “ Nay trẫm đà lâm bệnh bất an, truyền chư tướng khiêng luôn cả ghế ”. Ông trưởng đoàn nghe trích đoạn lạ giật mình, đứng sau bức phong kêu anh em, khiêng ghế lẹ lên, kéo màn. Sau khi đưa cả chiếc ghế và ông vua khỏi sân khấu về sau hậu đài, kép chính hỏi : Chuyện gì bác Tám trong tuồng đâu có đoạn đó ? . Ông nhăn nhó: Tao bị ỉa đầy quần rồi hát hò gì được nữa ” . Mọi người nghe xong cười ngất –khen bác xử lý tình huống hay.
Nhớ lần nữa ! Bữa đó diễn vở “ Triệu Tử Long cứu ấu chúa ” ban ngày tại sân gạch Phước Thịnh - Hoà Bình II. Vì nam diễn viên đóng vai Trương Phi về nhà uống rượu say không đến được, bắt bác Tám đóng thế . Do cập rập việc trang điểm, gắn hàm râu giả lỏng lẻo bị rớt không hay. Bác Tám ra sân khấu đối đầu với tướng của Tào Tháo cất giọng “ Như ta đây là Trương …”vừa hát vừa dùng tay vuốt râu, nhưng râu rớt mất. đặc điểm của Trương Phi mặc đen, râu dài. Nên bác Tám bí quá , để khỏi quê. Bác lướt nhẹ, tay vuốt không qua cằm gằn giọng “Như ta đây là Trương Phì em của Trương Phi, ta đến đây có gì ngươi chỉ giáo ” . Khán giả cười ồ lên vỗ tay tán thưởng.
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đoàn hát Sanh Sửu giải tán, một số diễn viên xin sát nhập về đoàn tuồng thống nhất Phú Khánh . Bác Tám Nhạc trở về làm ruộng, mở tiệm vàng . Trước mặt nhà là cái chợ lớn, người họp đông đúc . Vì chợ nông thôn, không có nhà cầu, nhà tiểu , nên bên hông nhà của bác khuất tầm bị người đi chợ lén tiểu tiện khai nồng nặc. Bác Tám bực dọc mà không nói được . Một ngày kia có chị phụ nữ tuổi sồn sồn cũng vào chỗ đó xả .Bất phước chẳng may bữa đó Bác Tám canh me sẵn,mới tuột quần ra tiểu .Bác xuất hiện ôm gọn chị phụ nữ lên, xây ra phía chợ ria qua, ria lại . Báo hại cả chợ nhốn nháo cười đái trong quần . Riêng chị phụ nữ la chí choé, sượng sùng tím người kéo quần bỏ chạy một mạch không dám quay đầu nhìn lại . Từ đó trở đi không một ai tiểu bậy hông nhà bác.
Bên cạnh nhà Tám Nhạc có ông Hai Thanh nổi tiếng keo kẹt .Suốt đời chuyên đi ăn đám giỗ nhà thiên hạ . Đến giỗ nhà mình , không mời ai . Bác Tám hầm hầm để bụng . Nhớ hồi đó là ngày giỗ cụ Bầu cha Hai Thanh . Mờ sáng, bác Tám ăn xong dĩa bánh bèo, uống hết bình trà nóng, đâu chừng hơn tám giờ ông mặc áo dài đen, đầu đội khăn đóng .Âm thầm rảo hết từ đầu thôn đến cuối thôn . Nhà nào bác cũng kính cẩn,nghiêm trang đại diện cho ông Hai Thanh mời đến ăn cỗ, đúng mười một giờ trưa . Chắc mẫm đâu vào đó , Bác Tám Nhạc về nhà nằm võng rung đùi, thỉnh thoảng liếc xéo qua cửa sổ nhà Hai Thanh nhìn thử có ai đến chưa . Ai cũng nghĩ rằng có lẽ lâu nay Hai Thanh ăn giỗ nhiều rồi , nên lần này mời trả nợ miệng . Họ đều đi tất . Đúng giờ lần lượt người đến tấp nập. Khổng lẽ đuổi . Hai Thanh xính rính, líu lưỡi mời họ ăn tạm bánh ngọt, uống nước . Chờ mãi không thấy dọn cỗ, hỏi ra té ngửa . Vợ Hai Thanh đành phải xin lỗi . Mọi người chưng hửng ra về lầm bầm kêu ông Tám Nhạc là đồ mắc dịch. Có người đắc ý khen Bác Tám chơi vố thật hay. Vậy mà hiệu nghiệm . Hai Thanh bẽ mặt, mãi sau này các buổi tiệc tùng, giỗ chạp ít khi thấy ông ta , nghe đâu sau bữa giỗ đó ông bị vợ đào bới ra trò về chuyện ăn uống.
Cũng là hàng xóm của bác, có anh ba Hiếu . Hậu nhà anh ta giáp hậu nhà bác Tám bởi cái hàng rào. Anh Hiếu nuôi sáu con vịt Xiêm, Giống vịt này phá phách khỏi chê. Rò cải, rau muống, rau lang, ngò , hành bác tám trồng để cải thiện bị đàn vịt xơi sạch sẽ, gọn gẽ. Nhiều lần bác yêu cầu anh Hiếu nhốt lại, đâu được dăm ba bữa lại thả ra . Tức quá nói mãi không nghe, nhân lúc Hiếu ra đồng, vợ đi vắng bác tóm hai con to nhất, cắt cổ làm tiết canh và hon với măng tươi mua ở chợ . Khi dọn hết lên bàn ,ông mua hai lít rượu ngon, kêu thêm ông bạn, sau đó sai đứa cháu nội qua mời chú ba Hiếu sang uống chén rượu . Ăn mãi chán chê, tàn tiệc ba Hiếu cứ khen tiết canh ngon. Món hon thịt mềm. Bác Tám tỉnh queo gắp rót . Đang ngà ngà hưng phấn, bỗng đâu vợ ba Hiếu chạy sang kêu chồng dậm chân,múa tay ,hét tướng : mất hai con vịt to rồi, ông về mà đi kiếm . Bác Tám Nhạc chậm rãi , vô nồi rồi kiếm làm gì nữa . Đang cầm đũa chợt hiểu, ba Hiếu đắng lưỡi , đứng dậy phủi đít dắt vợ về. Hôm sau sai vợ đem bốn con vịt còn lại bán gấp. Nửa tháng sau vườn rau của bác Tám lại xanh um .
Còn nữa ! Ngày kia nhân lúc ăn đám giỗ nhà ông sui về, đi ngang qua chiếc mương nước, do cơ thể có rượu nóng nực nên bác bỏ dép trên bờ xuống trầm mình cho mát . Trời gần trưa , nắng gắt mọi người ra đồng lục đục kéo nhau về, thấy bác tám quần áo tươm tất sao lại ngồi dưới nước mới hỏi dồn . Tám Nhạc giả vờ tiếc rẻ lớn tiếng, do sơ ý lúc rửa tay tuột rớt mất chiếc nhẫn bốn chỉ vàng mò kiếm mãi chẳng ra . Họ nghe rần rần cả tin lao xuống mương mò kiếm, bỡi bác là chủ tiệm vàng mà . Trời thần đất lở, càng lúc người xuống càng đông, ai cũng cố sức hy vọng nhặt được vàng . Mò mãi chán chê, mọi người nhìn lại chả thấy bác tám đâu cả, ông đi mất đất từ lâu , mới la lên : Mình bị ông tám Nhạc lừa rồi bà con ơi…cú chơi đó là bài học nhớ đời cho những ai tham lam quá mức.
Chưa hết đâu, còn một chuyện nữa cũng cười ra nước mắt không kém chuyện bác “ ria người phụ nữ đái ”. Ông có người em vợ, mở hiệu vàng lớn ở phố Tuy Hoà . Lúc bấy giờ thời bao cấp, người mua bán vàng không nhiều , nên đôi lúc bác cũng gặp khó khăn phải nhờ đến em vợ, nhưng em vợ thường hay từ chối khéo, bác chẳng nói ra từ đó để bụng . Vào một sáng đẹp trời, có một bà già lam lũ, nông dân chất phát đến hiệu vàng bác tám Nhạc bán cục vàng nặng trịch . Sau khi mở gói giấy xem, bác Tám nhẹ nhàng gói lại cẩn thận rồi từ chối bảo rằng : Số lượng lớn, không đủ tiền mua . Chỉ bà già mang xuống phố, đến hiệu vàng Kim Ngọc bán ( Hiệu đó của của em vợ bác tám ).
Chuyến xe đò bằng xe lam đến sớm, dừng ngay truớc hiệu vàng Kim Ngoc. Bà già đi thẳng vào. Anh Ngọc chủ hiệu niềm nở, đon đả . Bà già hỏi : Giá vàng bao nhiêu ? Anh Ngọc đáp 80 ( tức 80.000đ/chỉ ). Ngọc hỏi lại : Bà bán bao nhiêu ? Bà già trả lời : Nửa ký. Vậy mời bác lên gác cho tiện. Uống xong ly nước, bà già đưa cục vàng . Anh Ngọc mởi gói giấy nhìn hoảng hốt la lớn : 79 ! 79 rồi bỏ chạy ( đầu đạn màu vàng M.79 của Mỹ ). Bà già lầm bầm nói với theo : Ông chỗ làm ăn lớn trẹo họng , ở tầng dưới nói 80, mới lên gát hạ xuống còn 79 …
Hú hồn cùng may bữa đó đầu đạn 79 chưa đủ vòng tua, nếu không toi đời cả đám.