
Sáng nay nghe tin anh mất, chúng tôi bàng hoàng nhưng không sửng sốt , bỡi vì chúng tôi biết căn bệnh hiểm nghèo đã theo anh dai dẳng từ lâu, hành hạ thân xác đến tàn úa, nhưng anh vẫn can trường, đầy ắp nghị lực, đầy ắp niềm tin . Vẫn lạc quan , cười vui vẻ . Tôi còn nhớ những năm sau tách tỉnh, anh em văn nghệ sĩ Phú Yên mỗi lần hội họp, anh hay nói chuyện tiếu lâm,làm thơ một vần . Lần nào cũng cười ra trò, anh em sôi động hẳn lên . Lời anh nói ,hay phát biểu đầy tâm huyết, thâm thuý . Tính anh cởi mở,xởi lởi không mắc lòng ai . Hội họp rất nghiêm túc, dù là cuộc họp gì ,anh đều lắng nghe từ đầu đến cuối, không bỏ dở giữa chừng . Phát biểu góp ý, xây dựng chân thành , không thành kiến, đả phá . Anh được người lớn trân trọng, trẻ em quý mến bỡi tấm lòng đôn hậu hiếm có, ai bằng.
Còn nhớ cách đây ba năm, lúc đó sức khoẻ anh không được tốt , nhưng anh vẫn cố gắng đến ăn tân gia nhà ba năm của đứa cháu gái . Gặp mặt nhau, tay bắt mặt mừng. Tôi hỏi thăm sức khoẻ, anh đùa : “ mình đâu có già, bây giờ là trẻ con ”. Tôi cười nắm tay lắc lắc, thắc mắc mắc .Anh lý giải : Vừa nói vừa nhe răng, đồng thời tay chỉ lên đầu mình bảo “chú thấy không ? Anh giờ răng mọc chưa đều (răng rụng gần hết), đầu chỉ một thứ tóc( tóc bạc trắng) , không trẻ con gọi là gì ? Mọi người có mặt nhà đứa cháu cười như nắc nẻ. Tôi nghe anh nói nghiền ngẫm thấy mới có lý làm sao . Đúng là đời người như vòng chu kỳ già trẻ hoán đổi, luân phiên.
Anh Phước ơi ! Anh đi rồi đêm nguyên tiêu còn ai làm thơ “ một vần ” để tiếng cười xuân rộn rã , bay vút chín tầng mây. Anh đi rồi còn ai sáng sáng , tối tối, ngày ngày đục đẽo tạo dáng cho những cành cây khô, vứt bỏ trở thành cây có hồn nâng lên cây cảnh nghệ thuật cho người đời , chiêm ngưỡng thưởng thức .
Anh không là thơ chuyên nghiệp,nhưng những vần thơ chân chất của anh dể hiểu đã đi vào lòng công chúng.Người yêu thơ của Phú yên, từ già đến trẻ em, từ nông dân đến phụ nữ, thanh niên , trai gái nói đến Đỗ Như Phước không ai không biết . Anh không là nghệ nhân cây cảnh sành điệu, nhưng anh biết thổi vào vật vô tri vô giác kia một tâm hồn lãng mãng, bay bổng để trở thành dáng dấp của nghệ thuật hiện đại, mà giới yêu nghệ thuật Phú Yên luôn trầm trồ thán phục.
Giờ đây anh không còn nữa nhưng tâm hồn anh , nhân cách anh đã để lại cho chúng ta biết bao điều quý giá , đáng trân trọng, nâng niu . Xin đốt nén nhang lòng tiễn anh về nơi cát bụi . Vĩnh biệt anh ! Vĩnh biệt nhà thơ “ Một vần ”.
Còn nhớ cách đây ba năm, lúc đó sức khoẻ anh không được tốt , nhưng anh vẫn cố gắng đến ăn tân gia nhà ba năm của đứa cháu gái . Gặp mặt nhau, tay bắt mặt mừng. Tôi hỏi thăm sức khoẻ, anh đùa : “ mình đâu có già, bây giờ là trẻ con ”. Tôi cười nắm tay lắc lắc, thắc mắc mắc .Anh lý giải : Vừa nói vừa nhe răng, đồng thời tay chỉ lên đầu mình bảo “chú thấy không ? Anh giờ răng mọc chưa đều (răng rụng gần hết), đầu chỉ một thứ tóc( tóc bạc trắng) , không trẻ con gọi là gì ? Mọi người có mặt nhà đứa cháu cười như nắc nẻ. Tôi nghe anh nói nghiền ngẫm thấy mới có lý làm sao . Đúng là đời người như vòng chu kỳ già trẻ hoán đổi, luân phiên.
Anh Phước ơi ! Anh đi rồi đêm nguyên tiêu còn ai làm thơ “ một vần ” để tiếng cười xuân rộn rã , bay vút chín tầng mây. Anh đi rồi còn ai sáng sáng , tối tối, ngày ngày đục đẽo tạo dáng cho những cành cây khô, vứt bỏ trở thành cây có hồn nâng lên cây cảnh nghệ thuật cho người đời , chiêm ngưỡng thưởng thức .
Anh không là thơ chuyên nghiệp,nhưng những vần thơ chân chất của anh dể hiểu đã đi vào lòng công chúng.Người yêu thơ của Phú yên, từ già đến trẻ em, từ nông dân đến phụ nữ, thanh niên , trai gái nói đến Đỗ Như Phước không ai không biết . Anh không là nghệ nhân cây cảnh sành điệu, nhưng anh biết thổi vào vật vô tri vô giác kia một tâm hồn lãng mãng, bay bổng để trở thành dáng dấp của nghệ thuật hiện đại, mà giới yêu nghệ thuật Phú Yên luôn trầm trồ thán phục.
Giờ đây anh không còn nữa nhưng tâm hồn anh , nhân cách anh đã để lại cho chúng ta biết bao điều quý giá , đáng trân trọng, nâng niu . Xin đốt nén nhang lòng tiễn anh về nơi cát bụi . Vĩnh biệt anh ! Vĩnh biệt nhà thơ “ Một vần ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét